Tâm Lý Nhi

Tăng Trưởng Cảm Xúc

Tổn Thương Tâm lý

Tất cả trẻ em đều có những trải nghiệm căng thẳng ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần. Hầu hết trong mọi trường hợp, trẻ có thể nhanh chóng vượt qua và hồi phục. Tuy nhiên, đôi khi trẻ phải đối mặt với những sự việc quá nghiêm trọng, như chứng kiến bạo lực gia đình, tai nạn hoặc thiên tai, bị quấy rối về thể chất, tinh thần hoặc tình dục, bị bỏ bê, trải qua sự mất mát (nguy cơ mất người thân trong gia đình hoặc bạn bè), thì trẻ có thể bị ảnh hưởng tâm lý trong thời gian dài.

Rối Loạn Căng Thẳng Sau Chấn Thương Tâm Lý (PTSD) là tình trạng sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng sau khi trẻ trải qua một sự kiện đau buồn. Trẻ có thể trực tiếp gặp phải chấn thương tâm lý hoặc chứng kiến người thân bị chấn thương tâm lý. Khi trẻ có các triệu chứng tổn thương tâm lý dài hạn (trên một tháng) sau sự cố, khiến tâm lý trẻ trở nên rối loạn hoặc ảnh hưởng đến các mối quan hệ và hoạt động, trẻ có thể được chẩn đoán mắc Rối Loạn Căng Thẳng Sau Chấn Thương Tâm Lý (PTSD).

Dấu hiệu và triệu chứng

  • Dễ bị giật mình nếu có tiếng động hoặc bất chợt bị động chạm
  • Dễ bị phân tâm
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung và học tập tại trường
  • Hay phá quấy, thường không nghe lời
  • Luôn luôn hoạt động, không cần nghỉ ngơi
  • Cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, lo lắng
  • Dễ nổi nóng
  • Khó ngủ, hay gặp ác mộng và hay hồi tưởng lại sự kiện đã xảy ra
  • Có xu hướng tự cô lập bản thân hoặc cảm thấy bị phản bội
  • Cảm thấy tách rời cộng đồng (không muốn giao tiếp xã hội)
  • Khó khăn để tin tưởng ai đó và/hoặc cảm thấy bị phản bội
  • Giảm hứng thú với các hoạt động hàng ngày
  • Cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng, hướng nội, tự thu mình lại
  • Hay cảm thấy đau đầu, đau lưng, đau bụng
  • Nhạy cảm hơn với trời lạnh và các loại bệnh
  • Đổ mồ hôi bất chợt và/hoặc tim đập nhanh
  • Hay bị táo bón hoặc tiêu chảy

Các triệu chứng này phải xuất hiện liên tục ít nhất 2 tuần

Chẩn đoán

Việc đầu tiên cần làm là liên hệ với các chuyên viên y tế chuyên môn để thu xếp một buổi đánh giá và kiểm định. Để chẩn đoán Rối Loạn Căng Thẳng Sau Chấn Thương Tâm Lý, cần xác định được sự việc đã gây ra các triệu chứng rối loạn. Sự việc xảy ra đó có thể rất đau buồn và khiến trẻ không muốn nói ra, vì vậy cần có chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm để nói chuyện với trẻ và gia đình.

Chuyên gia tâm lý nhi khoa với chuyên môn cao có khả năng phân biệt trẻ bị Rối Loạn Căng Thẳng Sau Chấn Thương Tâm Lý (PTSD) với trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý (ADHD). Trẻ chứng kiến các sự kiện đau buồn liên tục trong thời gian dài có những triệu chứng rất giống với các trẻ Tăng Động- Giảm Chú Ý.

Hình vẽ dưới đây cung cấp thông tin về triệu chứng trùng lắp của Tăng Động Giảm Chú Ý và Chấn Thương Tâm Lý.

Điều trị

Việc đầu tiên cần làm sau buổi kiểm định là giúp cho trẻ cảm thấy an toàn bằng cách huy động sự giúp đỡ từ cha mẹ, bạn bè và nhà trường, và giảm thiểu các thay đổi có thể dẫn đến một sự cố gây căng thẳng khác. Một số liệu pháp tâm lý bao gồm giúp trẻ vẽ, chơi, nói hoặc viết về sự cố chấn thương tâm lý với sự tham gia của trẻ và gia đình.

Liệu pháp Tâm lý Trẻ em – Cha mẹ (Child Parent Psychotherapy – CPP) là phương pháp trị liệu được chứng nhận kết quả lâm sàng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Phương pháp điều trị này hỗ trợ và củng cố mối quan hệ giữa trẻ em và người chăm sóc, cũng như giúp trẻ xử lý tổn thương và phục hồi sức khỏe tinh thần.