Tâm Lý Nhi

Tăng Trưởng Cảm Xúc

Lo Âu Tổng Quát

Lo Sợ Xa Cách

  • Rất sợ hãi khi không ở cạnh cha mẹ
  • Bám theo cha mẹ quá mức
  • Từ chối đến trường
  • Hoảng sợ hoặc giận dữ khi phải rời xa cha mẹ
  • Hay đau bụng, đau đầu và có các vấn đề thể chất khác
  • Khó ngủ hoặc hay gặp ác mộng

Các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất 1 tháng

Lo Sợ Giao Tiếp Xã Hội

  • Rất sợ trường học và những nơi đông người
  • Rất sợ gặp gỡ hoặc nói chuyện với người khác, ngay cả các bạn bè cùng trang lứa.
  • Né tránh các tình huống giao tiếp xã hội
  • Rất ít bạn bè ngoại trừ gia đình

Các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất 2 tháng

Lo Sợ Tổng Quát

  • Hay lo sợ những điều tồi tệ sẽ xảy ra
  • Liên tục sợ hãi hoặc lo lắng về gia đình, trường học, bạn bè hoặc các hoạt động thông thường
  • Liên tục có những suy nghĩ hoặc hành động không mong muốn.
  • Sợ bị xấu hổ hoặc mắc lỗi
  • Tự ti và thiếu tự tin

Các triệu chứng này phải biểu hiện ít nhất 2 tháng và việc chẩn đoán cần rất thận trọng với trẻ nhỏ hơn 36 tháng tuổi.

Sợ Hãi và Hoảng Loạn

Sợ Hãi:

  • Cực kỳ sợ hãi một vật thể hoặc một tình huống nhất định (ví dụ: sợ chó, côn trùng, tiếng động lớn…)
  • Sự sợ hãi dẫn đến căng thẳng đáng kể và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thường ngày

Hoảng Loạn:

  • Cảm thấy hoảng loạn đột ngột, bất ngờ, cao độ, kèm theo các triệu chứng như tim đập mạnh, khó thở, chóng mặt, run rẩy hoặc đổ mồ hôi…

Chẩn đoán

Nếu việc lo âu trở nên nghiêm trọng và bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của trẻ (ví dụ: khi không ở cạnh cha mẹ, khi đến trường và kết bạn), thì cha mẹ nên nghĩ đến việc đưa trẻ đi kiểm tra với một chuyên gia tâm lý nhi khoa để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Viện Tâm lý Trẻ em và Thanh Thiếu niên Hoa Kỳ (AACAP) khuyến cáo các cơ sở y tế việc kiểm tra sức khỏe tâm lý và hành vi của trẻ định kỳ. Việc điều trị từ sớm có thể ngăn ngừa các diễn biến phức tạp trong tương tai, giúp trẻ phát huy tiềm năng học tập và tư tin giao tiếp.

Điều trị

Các vấn đề lo sợ ở trẻ có thể được điều trị. Chuyên gia tâm lý có thể đưa ra các phương pháp trị liệu phù hợp với trẻ và gia đình. Trị liệu hành vi bao gồm trị liệu cho trẻ, trị liệu cho gia đình, hoặc kết hợp cả hai. Nhà trường cũng có thể tham gia vào quá trình trị liệu. Đối với trẻ còn nhỏ, sự tham gia của gia đình là yếu tố then chốt.

Trị liệu hành vi dành cho Rối Loạn Lo Sợ có thể bao gồm việc hỗ trợ trẻ dám đối mặt và kiểm soát được các triệu chứng lo âu, đồng thời dần dần đặt trẻ vào các tình huống sợ hãi để trẻ có thể hiểu được những điều tồi tệ không hề xảy ra.