Tâm Lý Nhi

Tăng Trưởng Cảm Xúc

Trầm Cảm Ấu Nhi

Cảm giác đôi khi buồn bã hoặc tuyệt vọng là một phần cuộc sống của bất cứ trẻ em nào. Tuy nhiên, một số trẻ có thể cảm thấy buồn bã hoặc mất hứng thú với những điều trẻ vẫn thường yêu thích, hoặc cảm thấy chơi vơi hoặc tuyệt vọng trong những tình huống trẻ hoàn toàn có thể xử lý được.

Khi trẻ thường xuyên cảm thấy buồn và bế tắc, rất có thể trẻ đã bị trầm cảm. Nhiều trẻ có thể không bao giờ nói về những ý nghĩ bế tắc hoặc tuyệt vọng và thậm chí không có biểu hiện buồn bã. Trầm cảm có thể khiến trẻ gây rắc rối hoặc hành động không có lý do, để người ngoài không nhận ra được trẻ đang trầm cảm hoặc có thể gán ghép một cách sai lầm rằng trẻ thích gây rối hoặc lười biếng.

Dấu hiệu và triệu chứng

  • Hay cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng, hoặc dễ cáu gắt
  • Tách rời cộng động, giao tiếp kém
  • Không muốn hoặc không thích tham gia vào những điều vui tươi, lý thú
  • Gặp khó khăn trong các mối quan hệ giao tiếp
  • Thay đổi thói quen ăn uống – ăn rất nhiều hoặc rất ít hơn thường lệ
  • Thay đổi thói quen ngủ nghỉ – ngủ rất nhiều hoặc rất ít hơn thường lệ
  • Thay đổi hoạt động – tỏ ra mệt mỏi và uể oải hoặc hoạt động quá nhiều và không nghỉ ngơi trong thời gian dài
  • Gặp khó khăn trong việc chú ý
  • Cảm thấy bản thân vô giá trị, vô dụng hoặc tội lỗi
  • Có các hành vi tự làm đau hoặc tự hủy hoại bản thân

Chẩn đoán

Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý nghiêm trọng cần có sự giúp đỡ chuyên môn. Việc chẩn đoán và điều trị sớm đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị trầm cảm. Một số dấu hiệu và triệu chứng lo lắng hoặc căng thẳng có thể giống với các tình trạng sức khỏe khác, như tổn thương tâm lý. Các triệu chứng cụ thể như gặp khó khăn trong việc tập trung có thể là dấu hiệu của chứng Tăng Động Giảm Chú Ý (ADHD). Cần có đánh giá kỹ lưỡng để chẩn đoán và điều trị chính xác với sự tham gia của chuyên gia tâm lý có chuyên môn.

Điều trị

Việc đầu tiên cần làm là trao đổi với cơ sở y tế chuyên môn để đánh giá tình hình. Việc điều trị toàn diện thường bao gồm cả liệu pháp cá nhân và gia đình. Cha mẹ có thể yêu cầu bác sĩ giới thiệu đến chuyên gia tâm lý có chuyên môn để chẩn đoán và điều trị cho trẻ nhỏ. Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive Behavioral Therapy) và liệu pháp tâm lý tiếp xúc cá nhân (Interpersonal Psychotherapy) là các phương pháp hiệu quả trong điều trị chứng trầm cảm. Việc điều trị có thể bao gồm rất nhiều phương pháp khác nhau nhằm giúp trẻ giảm căng thẳng và phát triển lành mạnh. Các phương pháp đơn giản bao gồm dùng thức ăn nhiều dinh dưỡng, tham gia hoạt động thể chất, ngủ đủ giấc, tạo thói quen hàng ngày và nhận sự trợ giúp từ cộng đồng.