Tâm Lý Nhi

Tăng Trưởng Cảm Xúc

Gắn Bó Cảm Xúc

Rối Loạn Gắn Bó Cảm Xúc là một rối loạn sức khỏe tâm lý hay thường bắt gặp ở trẻ nhỏ, biểu hiện qua vấn đề trẻ gắn bó và liên hệ với người khác. Cha mẹ, người chăm sóc hoặc chuyên gia tâm lý có thể nhận thấy vấn đề trong việc gắn bó cảm xúc ở trẻ ngay từ khi trẻ được một tuổi.

Hầu hết trẻ bị Rối Loạn Gắn Bó Cảm Xúc đều có vấn đề nghiêm trọng hoặc gặp khó khăn ngay từ những mối quan hệ đầu đời. Nguyên nhân có thể do trẻ từng bị lạm dụng thể chất hoặc tinh thần, hoặc bị bỏ bê. Một số có thể đã bị chăm sóc không đúng cách ngay tại nhà hoặc ngoài nhà (ví dụ: trường mầm non, cơ sở giữ trẻ, chương trình cư trú, nhận nuôi tạm thời hoặc trại trẻ mồ côi).

Một số khác có thể đã trải qua nhiều chấn thương mất mát hoặc do thay đổi người chăm sóc. Các vấn đề thể chất, tâm lý và giao tiếp xã hội liên quan đến Rối Loạn Gắn Bó Cảm Xúc có thể kéo dài ngay cả khi trẻ lớn lên.

Rối Loạn Tương Tác Xã Hội Thiếu Kiềm Chế (DSED)

  • Trẻ có những trải nghiệm cực kỳ tiêu cực với người lớn trong những năm đầu đời
  • Trẻ không thấy sợ khi gặp người lạ lần đầu
  • Trẻ quá thân thiện, có thể lại gần và nói chuyện với người lạ, ôm, thậm chí là hôn họ
  • Trẻ để cho người lạ bế ẵm, cho ăn
  • Sẵn sàng đi về với một người không quen biết
  • Trẻ không có dấu hiệu Rối Loạn Phổ Tự Kỷ

Việc chẩn đoán Rối Loạn Tương Tác Xã Hội Thiếu Kiềm Chế thường được chẩn đoán trước khi trẻ lên 5 tuổi.

Rối Loạn Phản Kháng Gắn Bó (RAD)

  • Trẻ có những trải nghiệm cực kỳ tiêu cực với người lớn ở những năm đầu đời
  • Trẻ ít khi tìm kiếm sự xoa dịu khi cảm thấy căng thẳng
  • Trẻ không đáp trả lại khi được trấn an, vỗ về
  • Trẻ thường biểu hiện không vui, cáu giận, sợ hãi trong các hoạt động bình thường với người chăm sóc
  • Trẻ rất ít/hoặc hoàn toàn không biểu lộ cảm xúc khi tiếp xúc với người khác
  • Những biểu hiện khá rõ ràng trước khi trẻ lên 5 tuổi

Việc chuẩn đoán rối loạn Phản Kháng Gắn Bó Cảm Xúc cần được thực hiện nếu các triệu chứng kéo dài để tránh các hành vi gây hấn nghiêm trọng trong tương lai.


Có 4 hình thức gắn bó cảm xúc ở trẻ nhỏ và có thể kéo dài đến khi trưởng thành:

Gắn Bó An Toàn Cảm Xúc

Khi còn là trẻ em

  • Có thể rời xa cha mẹ một chút mà không quá hoảng loạn
  • Tìm kiếm cha mẹ để được xoa dịu khi sợ hãi
  • Có cảm xúc tích cực khi thấy cha mẹ trở lại
  • Muốn ở với cha mẹ hơn người lạ

Khi trưởng thành

  • Có các mối quan hệ bền vững, đáng tin cậy
  • Có xu hướng tự tin
  • Thoải mái chia sẻ cảm xúc với bạn bè và người mình yêu thương
  • Tìm kiếm sự trợ giúp từ ngoài xã hội

Gắn bó Né Tránh Cảm Xúc

Khi còn là trẻ em

  • Tránh ở với cha mẹ
  • Không thiết tha ở cạnh hoặc cần cha mẹ xoa dịu
  • Không hoặc ít cần cha mẹ
  • Gắn bó với người lạ dễ dàng
  • Có thể bị Rối Loạn Tương Tác Xã Hội Thiếu Kiềm Chế

Khi trưởng thành

  • Có thể có vấn đề với sự thân mật riêng tư
  • Đặt rất ít cảm xúc vào các mối quan hệ xã hội và tình cảm
  • Không muốn hoặc không thể chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với người khác

Gắn bó Mâu Thuẫn Cảm Xúc

Khi còn là trẻ em

  • Có thể cảnh giác với người lạ
  • Vô cùng căng thẳng khi cha mẹ rời xa nhưng không thoải mái khi cha mẹ quay lại

Khi trưởng thành

  • Miễn cưỡng làm thân với người khác
  • Lo sợ rằng người mình yêu không yêu mình
  • Trở nên quẫn trí khi một mối quan hệ chấm dứt

Gắn bó Mất Định Hướng Cảm Xúc

Ở 1 tuổi

  • Biểu hiện lẫn lộn hành vi né tránh và chống đối cha mẹ
  • Hay bối rối hoặc nghi ngờ khi gần gũi cha mẹ

Ở 6 tuổi

  • Muốn giữ vai trò làm cha mẹ
  • Hành động như mình là người chăm sóc cha mẹ (vì không tin cha mẹ có khả năng chăm lo cho mình.)
  • Có thể mắc Rối Loạn Phản Kháng Gắn Bó khi lớn lên ( vô cảm khi làm hại người khác)

Chẩn đoán

Rối Loạn Phản Kháng Gắn Bó và Rối loạn Tương Tác Xã Hội Thiếu Kiềm Chế là những rối loạn tâm lý nghiêm trọng. Trẻ có biểu hiện của các hình thức Rối Loạn Gắn Bó Cảm Xúc cần được đánh giá tâm lý toàn diện và có phác đồ điều trị cá nhân. Việc điều trị cần có sự tham gia của cả trẻ và gia đình. Sự phối hợp chặt chẽ và liên tục giữa gia đình và nhóm điều trị sẽ làm tăng khả năng thành công.

Điều trị

Mục đích chính trong việc điều trị Rối Loạn Gắn Bó Cảm Xúc là bù đắp cho những thiếu hụt tình cảm những năm đầu đời của trẻ, và cần được thực hiện bởi một chuyên gia trị liệu tâm lý giàu kinh nghiệm. Thời gian điều trị Rối Loạn Gắn bó Cảm Xúc khá dài.

Gia đình và người thân cần tái lập một môi trường cảm xúc an toàn cho trẻ, kiên định và nhìn nhận hành vi của trẻ dưới góc độ tâm lý Gắn Bó Xúc Cảm chứ không phải dưới góc độ hành vi (ví dụ: khi trẻ cãi cự hay chống đối được thông cảm và nhìn nhận như trẻ muốn tự lập; khi trẻ trốn khỏi nhà có thể nhìn nhận như trẻ đang tìm cách trốn chạy khỏi người khác và tránh né cảm xúc của chính mình; trẻ tự làm đau bản thân để giải tỏa nỗi đau trong lòng, giảm thiểu sự vô cảm).