Mốc Phát Triển

Kỹ năng trẻ đạt được

Mốc Phát Triển

Thông tin từ CDC

Tháng 2/2022, Học Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) và Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra bộ bảng kiểm Mốc Phát Triển cho các trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi.

Bảng kiểm cung cấp thông tin mới nhất về các kỹ năng trẻ cần đạt được trong từng độ tuổi. Theo nghiên cứu, 75% các trẻ điển hình đạt được các kỹ năng trong 4 lĩnh vực sau:

  • Cảm xúc- Xã hội
  • Ngôn ngữ
  • Nhận thức
  • Vận động.

Để theo dõi các mốc phát triển cụ thể, phụ huynh hãy bấm vào độ tuổi tương ứng  sau đây.

CẢM XÚC- XÃ HỘI

Khả năng bộc lộ cảm xúc và giao tiếp xã hội

Trầm tĩnh lại khi được nói chuyện hoặc bế lên

Thích nhìn vào khuôn mặt của ba mẹ

Bộc lộ vui sướng khi thấy ba mẹ đến gần

Mỉm cười khi thấy ba mẹ trò chuyện và cười

Phát ra các âm thanh (ngoài tiếng khóc)

Phản ứng với tiếng động lớn

Ngoái nhìn về hướng ba mẹ di chuyển

Nhìn vào các đồ chơi trong vài giây

Ngẩng đầu khi nằm sấp

Di chuyển cả hai tay và hai chân

Mở hờ lòng bàn tay (trong thời gian ngắn)

Dù ít hay nhiều, hãy dành thời gian cho con mỗi ngày. Sau đây là một số hoạt động bạn có thể làm để giúp não bộ của con phát triển mạnh mẽ:

HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO TRẺ 2 THÁNG
  • Kiểm tra thính lực của con bằng cách lắc chuông và xem con có ngoái đầu về hướng tiếng chuông hay không.
  • Đặt một chiếc gương nhỏ ở gần con để con có thể tự nhìn. Con sẽ bắt đầu phát triển ý thức về cơ thể của con.
  • Bắt chước âm thanh con tạo ra và xem bao lâu thì con “trả lời”. 
  • Luôn hồi đáp tích cực với con. Khi con phát ra âm thanh, hãy mỉm cười và hào hứng nói chuyện qua lại với con. Điều này vô cùng quan trọng vì giúp con học được khái niệm tương tác hai chiều và giao tiếp xã hội từ sớm. 
  • Dành thời gian bồng bế và âu yếm con mỗi khi có thể. Trái với quan niệm “bế nhiều làm con hư”, sự ôm ấp vỗ về giúp con cảm thấy an toàn và yêu thương. 
  • Cùng con xem những bức tranh có màu sắc tươi sáng hoặc có các gương mặt ngộ nghĩnh. Nói chuyện với con mọi nơi mọi lúc, khi tắm cho con , khi mặc quần áo cho con, khi cho con bú… 
  • Trò chuyện, đọc sách và hát cho con nghe. Điều này giúp con hiểu và phát triển ngôn ngữ. 
  • Để ý tín hiệu con tạo ra để đoán xem con đang cảm thấy thế nào và con muốn gì. Càng để ý nhiều thì ba mẹ càng “nhạy bén” trong việc nắm bắt ý muốn của con. Ví dụ: khi con tạo ra tiếng động và nhìn về phía ba mẹ, có thể con đang muốn có người nói chuyện…  khi con quay mặt chỗ khác, khóc lóc, thì có thể con đang mệt và buồn ngủ..
  • Khi con khóc lóc khó chịu, hãy bế con lên, đung đưa, ca hát, trò chuyện nhẹ nhàng với con. Điều này giúp con bình tĩnh và cảm thấy an toàn. Cho con ngậm ti giả cũng có thể giúp con trầm tĩnh hơn.
  • Đặt con nằm sấp và đặt đồ chơi trước mắt con để con tập nhìn. Điều này giúp con ngẩng đầu và cổ được khoẻ. Hãy nhớ, tuyệt đối không để con nằm sấp mà không có người lớn bên cạnh. Nếu con buồn ngủ, đặt con nằm ngửa trên một tấm nệm phẳng. Không để mền, gối, đệm lót hay bất kỳ đồ chơi nào trên nệm. 
  • Chỉ cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Con KHÔNG cần bất cứ thức ăn đồ uống nào khác kể cả nước lọc trong 6 tháng đầu đời. 
  • Để ý các tín hiệu khi con đói. Ví dụ: con đặt tay lên miệng, liếm môi. hướng đầu về ti mẹ/hướng đầu về bình sữa.
  • Để ý các tín hiệu khi con no. Ví dụ: đóng miệng lại, ngoái đầu ra khỏi ti mẹ… Nếu con không còn đói nữa, đừng cố bắt con bú thêm. 
  • Cố gắng xây dựng lịch sinh hoạt, ăn ngủ đều đặn mỗi ngày. Việc này giúp cho con biết được giờ ăn, giờ ngủ. 
  • Tuyệt đối không rung lắc con. Không cho bất kỳ ai chơi mạnh bạo với con. Hành động này gây tổn thương não bộ và thậm chí gây tử vong.
  • Hạn chế  xem thiết bị điện tử  khi bế con. Tương tác qua lại với con càng nhiều, con phát triển càng tốt. Màn hình tivi, điện thoại không được khuyến khích cho trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Khi ba mẹ cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, hãy đặt con một nơi an toàn, sau đó kiểm tra con mỗi 5-10 phút/ lần. Trong vài tháng đầu, một số trẻ khóc rất nhiều, nhưng đa số các trẻ sẽ bớt khóc trong những tháng tiếp theo. 
  • Cố gắng dành một chút thời gian cho bản thân. Chăm sóc con nhỏ là một việc nặng nhọc nhưng việc đó sẽ nhẹ nhàng hơn khi bạn ít căng thẳng hơn.

HÀNH ĐỘNG SỚM!

Dấu Hiệu Cờ Đỏ
Liên Hệ Với Bác Sĩ Tâm Lý Phát Triển Nhi:
  • Con không phản ứng lại với tiếng động.
  • Con không ngoái đầu theo hướng đồ chơi khi ba mẹ di chuyển đồ chơi.
  • Con không cười với ba mẹ/ người chăm sóc.
  • Con không đưa tay lên miệng.
  • Con không cố gắng ngẩng đầu lên trong lúc nằm sấp.
Nếu anh chị có những băn khoăn về sự phát triển của con hoặc thấy con mất đi những kỹ năng đã từng đạt được, hãy liên hệ phòng khám Beautyful Hero để được Bác Sĩ Nhi tư vấn miễn phí. ZALO: 08 CALL HERO (08 2255 4376)

CẢM XÚC- XÃ HỘI

Khả năng bộc lộ cảm xúc và giao tiếp xã hội

Cười để thu hút sự chú ý của ba mẹ

Cười khúc khích (chưa cần cười ra tiếng) khi ba mẹ đùa giỡn với con

Nhìn, di chuyển hoặc phát ra âm thanh để thu hút hoặc duy trì sự chú ý của ba mẹ

Tạo ra âm thanh thủ thỉ như “oooo”, “aahh”

Tạo âm thanh như "trả lời" lại khi ba mẹ nói chuyện với con

Quay đầu về phía giọng nói của ba mẹ

Khi nhìn thấy ti mẹ hoặc bình sữa, nếu đói, con sẽ há miệng

Thích thú nhìn hai bàn tay của mình

Tự giữ thẳng đầu khi được bế tư thế ngồi

Giữ một món đồ chơi khi ba mẹ đặt vào tay con

Huơ cánh tay về phía đồ chơi

Đưa tay lên miệng

Chống khuỷu tay / cẳng tay khi nằm sấp

Dù ít hay nhiều, hãy dành thời gian cho con mỗi ngày. Sau đây là một số hoạt động bạn có thể làm để giúp não bộ của con phát triển mạnh mẽ:

HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO TRẺ 4 THÁNG
  • Luôn hồi đáp tích cực với con. Khi con phát ra âm thanh, hãy mỉm cười và hào hứng nói chuyện qua lại với con. Điều này vô cùng quan trọng vì giúp con học được khái niệm tương tác hai chiều và giao tiếp xã hội từ sớm.
  • Bắt chước âm thanh con tạo ra và xem bao lâu thì con “trả lời”.
  • Trẻ em bắt đầu nhận diện tên gọi của mình vào tháng thứ 9, do đó hãy gọi con bằng tên để giúp bé ghi nhớ.
  • Chú ý quan sát phản ứng của con đối với mọi thứ để biết được điều gì khiến con cười và hạnh phúc hoặc điều gì làm con không vui.
  • Tương tác giúp con học và phát triển. Do đó hãy hạn chế thời gian trước màn hình khi bạn đang bên cạnh con.
  • Trò chuyện, đọc sách và hát cho con nghe sẽ giúp bé phát triển và hiểu được ngôn ngữ tốt hơn. 
  • Hát và trò chuyện với con trong khi giúp bé vận động. Ví dụ: nhẹ nhàng mát xa, đưa tay và chân bé lên xuống. 
  • Chỉ cho con chơi những món đồ chơi an toàn và dễ cầm nắm. Ví dụ: lục lạc hay sách, tranh ảnh phù hợp với lứa tuổi.
  • Hãy để con có thật nhiều thời gian vận động, tương tác với mọi người và đồ vật trong ngày, thay vì đặt con trong nôi, xe đẩy hay ghế ngồi quá lâu.
  • Xây dựng không gian an toàn xung quanh con. Ví dụ: đặt con trên một cái mền lớn với các đồ chơi an toàn, để con tập chơi đùa với chúng và khám phá xung quanh.
  • Cho phép con ngậm đồ vật để khám phá và học hỏi. Hãy để con tự do nhìn, nghe, chạm vào đồ vật không nguy hiểm (tránh các đồ vật nhỏ dễ gây ngạt khi nuốt, vật sắc nhọn và có nhiệt độ cao). 
  • Đặt con nằm sấp và đưa đồ chơi có màu sắc rực rỡ vào tầm mắt của con, nhẹ nhàng di chuyển đồ chơi theo nhiều hướng để quan sát cử động của bé. 
  • Đặt con nằm sấp và chơi cùng con mỗi ngày. Điều này giúp con vận động, học hỏi và khám phá môi trường xung quanh.
  • Dùng hai tay đỡ dưới cánh tay con, cho con đứng trên đùi ba mẹ. Hãy cùng bé bay lượn, đưa con lên và xuống một cách an toàn.
  • Ba mẹ dùng tay che hai mắt lại rồi mở ra và nói “ Ú OÀ”. Hãy chơi đùa cùng con, quan sát nụ cười và các hành động khác của bé.
  • Chỉ cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Con KHÔNG cần bất cứ thức ăn đồ uống nào khác kể cả nước lọc trong 6 tháng đầu đời.
  • Cố gắng xây dựng  lịch sinh hoạt, ăn ngủ đều đặn mỗi ngày. Việc này giúp cho con biết được giờ ăn, giờ ngủ.

HÀNH ĐỘNG SỚM!

Dấu Hiệu Cờ Đỏ
Liên Hệ Với Bác Sĩ Tâm Lý Phát Triển Nhi:
  • Con không nhìn đồ vật khi chúng di chuyển
  • Con không cười với mọi người
  • Con không thể giữ chắc đầu
  • Con không nói thì thầm hoặc tạo ra tiếng động
  • Con không đưa đồ vật lên miệng
  • Con không đạp khi bàn chân tiếp xúc với mặt phẳng cứng
  • Con gặp khó khăn khi đưa một hoặc cả hai mắt về các hướng
Nếu anh chị có những băn khoăn về sự phát triển của con hoặc thấy con mất đi những kỹ năng đã từng đạt được, hãy liên hệ phòng khám Beautyful Hero để được Bác Sĩ Nhi tư vấn miễn phí. ZALO: 08 CALL HERO (08 2255 4376)

CẢM XÚC- XÃ HỘI

Khả năng bộc lộ cảm xúc và giao tiếp xã hội

Nhận biết người thân quen

Thích nhìn mình trong gương

Cười ra tiếng

Tạo ra âm thanh như "trả lời" lại khi ba mẹ nói chuyện với bé

Phun mưa (lè lưỡi và thổi)

Kêu ré lên

Đưa mọi thứ vào miệng để khám phá

Cố gắng vươn tay để lấy một món đồ chơi ngoài tầm với

Mím chặt môi khi không muốn ăn thêm

Có thể lật từ nằm sấp sang nằm ngửa

Chống thẳng hai tay khi nằm sấp

Chống hai tay để đỡ thân mình khi ngồi

Dù ít hay nhiều, hãy dành thời gian cho con mỗi ngày. Sau đây là một số hoạt động bạn có thể làm để giúp não bộ của con phát triển mạnh mẽ:

HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO TRẺ 6 THÁNG
  • Cùng chơi trò “Nhại lại” để giúp con phát triển giao tiếp xã hội. Ví dụ: khi bé cười hoặc phát ra âm thanh, ba mẹ hãy bắt chước hành động đó.
  • Cùng con đọc, xem truyện tranh và tạp chí nhiều màu sắc mỗi ngày, đồng thời tán dương khi con bi bô. Ví dụ: khi con phát ra âm thanh, ba mẹ nên khen con: “Đúng rồi, đây là bạn cún con!”
  • Chỉ và gọi tên những điều mới lạ cho con biết. Ví dụ: khi đi dạo, hãy chỉ cho con biết đâu là chiếc xe, cây cối và động vật xung quanh; khi bé nhìn vào một vật, hãy vừa nói và vừa chỉ vào vật đó.
  • Dùng hai tay hỗ trợ dưới cánh tay con để giúp con đứng lên. Cùng nhau ngắm mọi thứ xung quanh, gọi tên đồ vật mà ba mẹ và con nhìn thấy.
  • Hát và mở nhạc cho con nghe, việc này rất tốt cho sự phát triển của não bộ.
  • Cho con làm quen với những âm thanh và giọng nói khác nhau. Ví dụ: tiếng thì thầm, vỗ tay hoặc tạo ra những âm thanh vui nhộn. Quan sát phản ứng của con, để ý xem con tò mò hay thích thú với âm thanh nào.
  • Tương tác giúp con học và phát triển. Do đó hãy hạn chế thời gian trước màn hình khi bạn đang bên cạnh con.
  • Đặt con nằm sấp hoặc ngửa và đặt đồ chơi ngoài tầm với của bé. Động viên con trườn tới để lấy đồ chơi.
  • Học cách nhận biết tâm trạng của con. Nếu con thích, ba mẹ hãy tiếp tục thực hiện việc đó. Nếu con không vui, hãy dỗ dành và để con nghỉ ngơi.
  • Học cách nhận biết dấu hiệu khi con đói. Ví dụ: con chỉ tay vào đồ ăn, mở miệng ngậm lấy muỗng hoặc thích thú khi nhìn thấy đồ ăn. Ngược lại, hãy ngừng đút khi con đẩy thức ăn ra, không chịu mở miệng hoặc quay đầu sang một bên.
  • Giúp con biết cách tự vượt qua cảm giác khó chịu khi tức giận. Nói chuyện một cách chậm rãi, bế con, vỗ về, hát, dùng thú bông, đồ chơi và cho bé mút tay hoặc ti giả. 
  • Giữ con được thẳng khi tập ngồi hoặc đỡ bằng gối. Cho con nhìn mọi thứ xung quanh và đặt đồ chơi trong tầm mắt.
  • Vui đùa trên sàn hay tấm thảm cùng con mỗi ngày nhằm giúp bé vận động, học hỏi và khám phá xung quanh.
  • Khi con làm rớt đồ chơi trên sàn, hãy nhặt nó lên và đưa con cầm để giúp bé tìm hiểu về nguyên nhân và kết quả.
  • Tham khảo ý kiến Bác sĩ về thời gian nên bắt đầu cho con ăn dặm và các loại thực phẩm nguy hiểm, dễ sặc. Tuy nhiên, sữa mẹ và sữa công thức vẫn là thức ăn quan trọng nhất dành cho con trong giai đoạn này.

HÀNH ĐỘNG SỚM!

Dấu Hiệu Cờ Đỏ
Liên Hệ Với Bác Sĩ Tâm Lý Phát Triển Nhi:
  • Con không cố gắng lấy đồ vật trong tầm với
  • Con tỏ ra không có tình cảm với người chăm sóc
  • Con không phản ứng lại tiếng động xung quanh bé
  • Con gặp khó khăn trong việc đưa đồ vật lên miệng
  • Con không phát ra các nguyên âm (“a”, “e”, “ô”)
  • Con không lăn tròn mình theo hướng nào cả
  • Con không cười hoặc tạo tiếng thét
  • Con có vẻ rất cứng, với bắp thịt căng thẳng
  • Con có vẻ rất mềm, như một con búp bê bằng vải
Nếu anh chị có những băn khoăn về sự phát triển của con hoặc thấy con mất đi những kỹ năng đã từng đạt được, hãy liên hệ phòng khám Beautyful Hero để được Bác Sĩ Nhi tư vấn miễn phí. ZALO: 08 CALL HERO (08 2255 4376)

CẢM XÚC- XÃ HỘI

Khả năng bộc lộ cảm xúc và giao tiếp xã hội

Tỏ ra nhút nhát, đeo bám hoặc sợ hãi trước người lạ

Thể hiện một số biểu cảm khuôn mặt như vui, buồn, tức giận và ngạc nhiên

Nhìn khi được gọi tên

Khóc, nhìn hoặc với tay theo khi ba hoặc mẹ rời đi

Mỉm cười hoặc cười ra tiếng khi chơi ú òa

Tạo ra nhiều tiếng khác nhau, như “mamamama” và “bababababa”

Vươn tay ra để được bế

Tìm kiếm đồ vật khi không nhìn thấy (ví dụ muỗng hoặc đồ chơi)

Đập hai vật vào nhau

Có thể tự ngồi dậy

Chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia

Dùng các ngón tay để "cào" thức ăn về phía mình

Ngồi vững không cần trợ giúp

Dù ít hay nhiều, hãy dành thời gian cho con mỗi ngày. Sau đây là một số hoạt động bạn có thể làm để giúp não bộ của con phát triển mạnh mẽ:

HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO TRẺ 9 THÁNG
  • Bắt chước âm thanh của con và nói từ cùng âm. Ví dụ: khi con nói  “bababa”, hãy lặp lại “bababa” rồi nói “bánh”
  • Dạy con vẫy tay “Bái bai” khi rời đi, hoặc lắc đầu để nói “Không”. Ngoài ra, ba mẹ có thể dạy con ra dấu để thể hiện mong muốn trước khi biết nói.
  • Tương tác giúp con học và phát triển. Do đó hãy hạn chế thời gian trước màn hình khi bạn đang bên cạnh con.
  • Đặt đồ chơi trên sàn hoặc thảm ở xa tầm tay của con một chút và động viên con trườn, lăn tới để nhặt đồ chơi và khen ngợi khi con bắt được.
  • Một số trò chơi có thể giúp con phát triển như trò chơi “Ú òa”: che mặt bằng tấm khăn và đợi con  kéo xuống; trò chơi “Đổ ra và Nhặt lại”: cùng con đổ đồ chơi ra và nhặt lại; trò chơi “Đến lượt mẹ, đến lượt con” bằng cách chuyền đồ chơi qua lại cho nhau.
  • Xem việc con làm rớt đồ như một trò chơi. Hãy nhặt và đưa lại cho con.
  • Chú ý đến cách con phản ứng trước những tình huống mới và người lạ; cố gắng duy trì những việc khiến con vui vẻ và thoải mái.
  • Mô tả những thứ con đang nhìn. Ví dụ: quả bóng tròn, màu đỏ
  • Chơi trò “Tìm đồ”. Hãy cho con nhìn thấy ba mẹ giấu đồ chơi dưới chăn và để con đi tìm.
  • Khi con vận động khám phá quanh nhà, hãy theo sát để con biết ba mẹ vẫn ở bên.
  • Giúp con làm quen thức ăn với mùi vị và kết cấu khác nhau như trơn mịn, nghiền hoặc xắt nhỏ. Có thể con không thích mùi vị của thức ăn trong lần đầu tiên, hãy kiên nhẫn, cho con nếm thử nhiều lần.
  • Tìm hiểu các loại thức ăn nào nguy hiểm (có thể gây hóc) và các loại nào an toàn cho con. Ba mẹ nên cùng ăn với con, để con tự tập ăn bằng tay và uống nước bằng ly nhỏ, hãy yên tâm vì con làm đổ và bẩn một chút cũng không sao.
  • Nói cho con biết những hành vi nên làm. Ví dụ: thay vì nói “Không được đứng” thì nên nói “Con hãy ngồi xuống”).
  • Thay vì trốn đi, ba mẹ hãy tạm biệt con một cách vui vẻ và nhanh gọn kể cả khi con có khóc. Điều này giúp con học được cách bình tĩnh và bớt khó chịu khi ba mẹ rời đi. Khi quay lại, hãy nói với con “Ba/Mẹ về rồi đây!”.
  • Cố gắng xây dựng lịch sinh hoạt, ăn ngủ đều đặn mỗi ngày. Việc này giúp cho con biết được giờ ăn, giờ ngủ.
  • Trẻ em từ 4-12 tháng tuổi cần ngủ từ 12-16 tiếng/ ngày (bao gồm các giấc ngủ ngắn). Hãy đảm bảo con ngủ đủ giấc và cố định giờ ngủ để giúp con dễ dàng vào giấc hơn.
  • Đặt con ở gần những vật có thể vịn và đứng lên an toàn.
  • Sắp xếp đồ vật trong nhà để đảm bảo con an toàn. Chẳng hạn đặt những vật sắc nhọn hay dễ vỡ ngoài tầm với, cất thuốc, hoá chất, chất tẩy rửa trong tủ và khoá lại.
  • Hãy dùng ngôn từ, nét mặt và giọng nói để diễn tả lại tâm trạng của con như buồn, giận và vui vẻ. Ví dụ: Con buồn sao? Mẹ con mình chơi trò này xem nào?
  • Cố gắng dành một chút thời gian cho bản thân. Chăm sóc con nhỏ là một việc nặng nhọc nhưng việc đó sẽ nhẹ nhàng hơn khi bạn ít căng thẳng.

HÀNH ĐỘNG SỚM!

Dấu Hiệu Cờ Đỏ
Liên Hệ Với Bác Sĩ Tâm Lý Phát Triển Nhi:
  • Con không đứng thẳng chân khi được đỡ
  • Con không ngồi khi được đỡ
  • Con không bập bẹ (“mama”, “baba”, “dada”)
  • Con không chơi trò chơi nào cần đi tới lui
  • Con không phản ứng khi nghe tên mình
  • Con không nhận ra người quen thuộc
  • Con không nhìn theo chỗ ba mẹ chỉ
  • Con không chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia
Nếu anh chị có những băn khoăn về sự phát triển của con hoặc thấy con mất đi những kỹ năng đã từng đạt được, hãy liên hệ phòng khám Beautyful Hero để được Bác Sĩ Nhi tư vấn miễn phí. ZALO: 08 CALL HERO (08 2255 4376)

Vẫy tay "tạm biệt"

Gọi ba mẹ là “baba” và “mama” hoặc một tên gọi đặc biệt khác

Hiểu lời nói “không” của ba mẹ (tạm dừng một lúc hoặc dừng lại khi ba mẹ nói)

Có thể bỏ vật vào. Ví dụ: bỏ một khối gỗ vào trong cái ly

Tìm được đồ vật khi con thấy ba mẹ giấu. Ví dụ: đồ chơi dưới chăn

Vịn vào để đứng dậy

Bám vào đồ đạc để đi

Uống nước bằng ly (không nắp) khi được ba mẹ cầm giúp

Nhặt đồ vật nhỏ để giữa ngón cái và ngón trỏ. Ví dụ: mẫu thức ăn nhỏ

Dù ít hay nhiều, hãy dành thời gian cho con mỗi ngày. Sau đây là một số hoạt động bạn có thể làm để giúp não bộ của con phát triển mạnh mẽ:

HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO TRẺ 1 TUỔI
  • Dạy con biết những hành vi nên làm. Tích cực khen ngợi và ôm hôn khi con làm việc đó. Ví dụ: nếu con nắm kéo đuôi của thú cưng, hãy dạy con vuốt ve thú cưng một cách nhẹ nhàng và ôm hôn khi con làm điều đó.
  • Nói hoặc hát cho con nghe về điều ba mẹ đang làm. Ví dụ: “Mẹ đang rửa tay” hoặc hát “Nào mình cùng rửa tay”.
  • Phát triển các từ ngữ mà con đang muốn nói. Ví dụ: Nếu con chỉ tay vào một chiếc xe tải và nói “t” hoặc “tải”, ba mẹ hãy nói “Đúng rồi, chiếc xe tải to màu xanh”.
  • Khi con làm điều gì không vừa ý hoặc nguy hiểm, hãy mạnh dạn nói “Không” một cách dứt khoát. Đừng la mắng, đánh đòn hay giải thích dài dòng.
  • Sắp xếp đồ vật trong nhà thật cẩn thận để bảo đảm sự an toàn của con. Ví dụ: cất các đồ vật sắc nhọn hay dễ vỡ, thuốc, hoá chất trong tủ và khoá lại.
  • Hãy đáp lại bằng lời khi con chỉ tay vào món đồ mình muốn để cố gắng “nhờ” ba mẹ lấy giúp. Ví dụ: “Con muốn cái ly hả? Cái ly của con đây.”, hãy khen ngợi sự cố gắng của con.
  • Chỉ cho con thấy những điều thú vị như xe tải, xe buýt hoặc động vật. Điều này giúp con chú ý đến mọi thứ khi người khác chỉ tay.
  • Tương tác giúp con học và phát triển. Do đó hãy hạn chế thời gian trước màn hình khi bạn đang bên cạnh con.
  • Cho con uống nước, sữa mẹ hoặc sữa tươi nguyên chất. Con KHÔNG CẦN uống nước ép hoặc chỉ cần <100ml nước ép nguyên chất. KHÔNG cho con uống nước giải khát có đường như nước ép đóng chai, soda, nước ngọt hay sữa hộp.
  • Giúp con làm quen thức ăn có mùi vị và kết cấu khác nhau như thức ăn mềm, nghiền hoặc xắt nhỏ. Con có thể không thích bất kỳ loại thức ăn nào trong lần thử đầu tiên. Hãy kiên nhẫn, cho bé cơ hội được nếm thử nhiều lần.
  • Cho con thời gian để làm quen với cô giáo giữ trẻ. Mang theo một món đồ chơi, thú bông hoặc chiếc chăn mà con thích để con cảm thấy thoải mái.
  • Đưa con nồi, chảo hoặc nhạc cụ nhỏ như trống hoặc chũm chọe và khuyến khích con tạo âm thanh.
  • Tìm hiểu các loại thức ăn nào nguy hiểm (có thể gây hóc) và loại nào an toàn cho con. Ba mẹ nên cùng ăn với con, để con tự tập ăn bằng tay và uống nước bằng ly nhỏ, con làm đổ và bẩn một chút cũng không sao.
  • Trẻ em từ 4-12 tháng tuổi cần ngủ từ 12-16 tiếng/ ngày (bao gồm các giấc ngủ ngắn). Hãy đảm bảo con ngủ đủ giấc và cố định giờ ngủ để giúp con dễ dàng vào giấc hơn.
  • Đọc sách cùng con. Trẻ em trong độ tuổi này rất thích sờ và lật các trang sách.
  • Cùng chơi xếp hình hay đồ chơi khác để khuyến khích con sử dụng tay.
  • Sự bình tĩnh của ba mẹ giúp con cảm thấy an toàn và vượt qua cảm giác khó chịu. Hãy giúp con học cách bình tĩnh bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng, bế, đung đưa, hát cho con nghe và để con ngậm ngón tay hoặc ti giả.
  • Giúp con tập đi bằng cách cho con đẩy đồ vật như thùng rỗng, ghế tập đi hay xe đẩy.
  • Động viên con tự bước đi bằng hai chân. Ba mẹ có thể để con nắm tay hoặc nắm vào nội thất an toàn trong quá trình tập đi, thay vì để con sử dụng xe tập đi.

HÀNH ĐỘNG SỚM!

Dấu Hiệu Cờ Đỏ
Liên Hệ Với Bác Sĩ Tâm Lý Phát Triển Nhi:
  • Con không bò trườn
  • Con không thể đứng khi được đỡ
  • Con không tìm đồ vật khi trẻ thấy ba mẹ giấu
  • Con không nói các lời đơn giản như “mama” hoặc “dada”
  • Con không học điệu bộ như vẫy tay hoặc lắc đầu
  • Con không chỉ vào đồ vật
  • Con bỏ mất các kỹ năng đã có
Nếu anh chị có những băn khoăn về sự phát triển của con hoặc thấy con mất đi những kỹ năng đã từng đạt được, hãy liên hệ phòng khám Beautyful Hero để được Bác Sĩ Nhi tư vấn miễn phí. ZALO: 08 CALL HERO (08 2255 4376)

CẢM XÚC- XÃ HỘI

Khả năng bộc lộ cảm xúc và giao tiếp xã hội

Bắt chước trẻ khác chơi. Ví dụ: trẻ khác lấy đồ chơi ra khỏi hộp thì con cũng làm theo

Chỉ cho người khác xem cái gì đó thú vị

Vỗ tay khi phấn khích

Ôm thú nhồi bông hoặc đồ chơi

Thể hiện tình cảm với người thân quen (ôm, hôn và âu yếm)

Nói một hoặc hai từ khác ngoài từ “mama” hoặc “dada”, chẳng hạn như “ba” ý nói cái bánh, hoặc “cha” ý nói đi chơi

Nhìn một vật quen thuộc khi ba mẹ gọi tên

Làm theo hướng dẫn đơn giản được gợi ý bằng cử chỉ và lời nói. Ví dụ: con sẽ làm theo khi mẹ đưa tay ra và nói “Đưa đồ chơi cho mẹ”

Chỉ để đòi một cái gì đó hoặc ra dấu để được giúp đỡ

Bắt đầu sử dụng đồ vật đúng cách. Ví dụ: nghe điện thoại, uống bằng ly hoặc lật sách

Xây tháp với 2 khối hoặc nhiều hơn

Có thể tự đi vài bước mà không cần vịn

Bốc đồ ăn cho vào miệng

Dù ít hay nhiều, hãy dành thời gian cho con mỗi ngày. Sau đây là một số hoạt động bạn có thể làm để giúp não bộ của con phát triển mạnh mẽ:

HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO TRẺ 15 THÁNG
  • Giúp con hoàn thiện phát âm. Con thường phát âm chưa hoàn thiện trong những năm đầu đời. Giúp con bằng cách lặp lại và hoàn thiện câu chữ cho con. Ví dụ: khi con nói “t” hoặc “tải” sau đó ba mẹ có thể bổ sung “Đúng rồi, đó là chiếc xe tải”.
  • Đọc to tên của đồ vật mà con chỉ vào, đợi xem con có phát ra âm thanh nào trước khi đưa đồ vật cho con. Nếu có, hãy khen con và lặp lại tên của đồ vật như “Đúng rồi! Cái ly!”.
  • Hãy cho phép con giúp đỡ làm các công việc hàng ngày. Ví dụ: để con lấy giày dép trước khi ra ngoài, cho đồ ăn nhẹ vào túi hoặc cho vớ vào giỏ.
  • Giới thiệu cho con biết tên các đồ vật khác nhau và công dụng của chúng như cái nón, quyển sách hay cái ly. Hãy hỏi: “Con làm gì với cái nón? Con đội nó lên đầu!”. Sau đó ba mẹ hãy đội nón và để con làm theo.
  • Thiết lập thói quen ăn ngủ đều đặn, cố định giờ ngủ và giữ không gian yên tĩnh để con có giấc ngủ ngon. Trẻ từ 1-2 tuổi cần ngủ từ 11-14 tiếng mỗi ngày (kể cả ngủ trưa). Giúp con mặc đồ ngủ, đánh răng và đọc sách cho con. 
  • Đoán và nói tên cảm xúc mà con đang có (buồn, vui, tức giận, vui vẻ). Hãy dùng lời nói, nét mặt và giọng điệu để diễn tả tâm trạng của con. Ví dụ: “Ba mẹ biết con buồn vì nhà mình không thể đi chơi, nhưng con đừng quậy phá, ba mẹ với con cùng chơi trò chơi trong nhà nha!”
  • Ăn vạ là điều bình thường ở độ tuổi này, nhất là khi con mệt mỏi hoặc đói bụng. Ăn vạ sẽ giảm dần khi con lớn hơn. Ba mẹ có thể dỗ dành bằng món đồ chơi con yêu thích, hoặc đôi khi không cần làm gì cả và cho con thời gian bình tĩnh lại.
  • Dạy con biết những hành vi nên làm. Tích cực khen ngợi và ôm hôn con khi con làm việc đó. Ví dụ: nếu con nắm kéo đuôi của thú cưng, hãy dạy con vuốt ve thú cưng một cách nhẹ nhàng, ôm hôn con khi con làm việc đó.
  • Hạn chế xem thiết bị điện tử khi bên cạnh con. Tương tác giúp trẻ phát triển. Màn hình tivi, điện thoại không được khuyến khích cho trẻ em dưới 2 tuổi. 
  • Khuyến khích con chơi trò xây tháp và các khối. Ba mẹ có thể xây cao rồi để con làm đổ chúng.
  • Hướng dẫn con dùng ly nước không có nắp để tập uống và tập ăn bằng muỗng. Dù học cách ăn uống thì có thể bẩn nhưng con rất vui!
  • Tập cho con tự uống nước, sữa mẹ hay sữa tươi nguyên chất. Sữa và các chế phẩm từ sữa rất cần thiết cho sự phát triển của con. Con KHÔNG CẦN  uống nước ép hoặc chỉ cần <100ml nước ép nguyên chất. KHÔNG cho con uống nước giải khát có đường như nước ép đóng chai, soda, nước ngọt hay sữa hộp.
  • Sắp xếp đồ vật trong nhà thật cẩn thận để bảo đảm sự an toàn của con. Ví dụ: cất các đồ vật sắc nhọn hay dễ vỡ, thuốc, hoá chất trong tủ và khoá lại.
  • Liên tục trò chuyện, đọc sách, hát và gọi tên đồ vật cho con nghe mỗi ngày. Điều này giúp khơi gợi con nói và học thêm nhiều từ mới, có lợi để phát triển kỹ năng đọc sau này.
  • Đọc quyển sách mới sau khi đã đọc xong quyển sách yêu thích của con. Con rất thích việc lặp đi lặp lại. ba mẹ nên làm điều bé thích trước khi tập cho con điều gì mới.
  • Làm quyển “Nhật ký” với hình ảnh của con, những người thân quen và thú nuôi. Giới thiệu và đọc to tên của từng người trong ảnh cho con làm quen.
  • Chơi các trò chơi đơn giản như trốn tìm. Ví dụ: ba mẹ đứng sau ghế và chờ con tự đến tìm.
  • Cho con nghe nhạc và tập hát bài hát yêu thích của gia đình. Nhảy cùng con nếu được. 
  • Tập hát các bài có thể diễn tả bằng cử chỉ như ”Baby Shark” để con có thể làm theo. Bài hát “Dọn dẹp” có thể giúp con tự dọn đồ chơi hay phụ giúp ba mẹ dọn dẹp. 
  • Dạy con những cử chỉ đơn giản như chỉ và vẫy tay để giúp con biết cách thể hiện mong muốn.
  • “Giả vờ nói chuyện” với con bằng thú bông. Để ý xem con có bắt chước không hay là con sẽ dùng thú bông khác để trò chuyện.
  • Thổi bong bóng xà phòng và để con làm bể. Ba mẹ nên nói “Bụp, Bụp” mỗi khi con làm bể bong bóng.

HÀNH ĐỘNG SỚM!

Dấu Hiệu Cờ Đỏ
Liên Hệ Với Bác Sĩ Tâm Lý Phát Triển Nhi:
  • Con không bò trườn
  • Con không thể đứng khi được đỡ
  • Con không tìm đồ vật khi trẻ thấy quý vị giấu
  • Con không nói các lời đơn giản như “mama” hoặc “dada”
  • Con không học điệu bộ như vẫy tay hoặc lắc đầu
  • Con không chỉ vào đồ vật
  • Con bỏ mất các kỹ năng đã có
Nếu anh chị có những băn khoăn về sự phát triển của con hoặc thấy con mất đi những kỹ năng đã từng đạt được, hãy liên hệ phòng khám Beautyful Hero để được Bác Sĩ Nhi tư vấn miễn phí. ZALO: 08 CALL HERO (08 2255 4376)

CẢM XÚC- XÃ HỘI

Khả năng bộc lộ cảm xúc và giao tiếp xã hội

Khám phá một mình nhưng cần ba mẹ ở gần con

Chỉ cho người khác xem cái gì đó thú vị

Đưa tay ra để ba mẹ rửa

Cùng ba mẹ xem vài trang sách

Đẩy tay qua ống tay áo hoặc nhấc chân lên khi được người khác thay quần áo

Nói ba từ trở lên ngoài “mama” hoặc “dada”

Làm theo chỉ dẫn một bước mà không cần minh họa. Ví dụ: đưa đồ chơi cho mẹ khi mẹ nói: “Đưa cho mẹ”.

Bắt chước ba mẹ làm việc nhà. Ví dụ: cầm chổi quét

Chơi đồ chơi theo cách đơn giản như đẩy một chiếc xe đồ chơi

Tự đi mà không cần hỗ trợ

Vẽ nguệch ngoạc

Uống bằng ly (không nắp), thỉnh thoảng làm đổ

Tự ăn bằng tay bốc

Bắt đầu ăn bằng muỗng

Leo lên và xuống ghế mà không cần trợ giúp

Dù ít hay nhiều, hãy dành thời gian cho con mỗi ngày. Sau đây là một số hoạt động bạn có thể làm để giúp não bộ của con phát triển mạnh mẽ:

HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO TRẺ 18 THÁNG
  • Sử dụng những từ ngữ tích cực và dạy con những hành vi nên làm. Ví dụ: “Con của mẹ tự cất đồ chơi này. Giỏi quá!”. Không nên khen ngợi con nếu đó là hành vi ba mẹ không muốn con tiếp tục làm.
  • Chơi trò “Giả vờ”. Ví dụ”: cho thú nhồi bông ăn, giả làm y tá. ba mẹ nên thay phiên đóng vai với con. Cho con chơi các đồ chơi “giả vờ” như búp bê, thú nhồi bông,..
  • Khuyến khích sự đồng cảm. Ví dụ: khi trẻ gặp một trẻ khác đang buồn, hãy nói “Bạn đang buồn đó con. Con hãy ra chơi với bạn nhé!”
  • Hỏi các câu hỏi đơn giản để giúp con biết được các đồ vật xung quanh như “Cái đó là gì?”,…
  • Khuyến khích con uống bằng ly và tập ăn bằng muỗng. Làm đổ và bẩn một chút cũng không sao.
  • Dạy con tự ra quyết định đơn giản như chọn mặc đồ nào trong 2 chiếc áo xanh và đỏ?
  • Xây dựng lịch sinh hoạt, ăn ngủ đều đặn mỗi ngày. Cùng con ăn uống tại bàn sẽ tạo cho con thói quen sinh hoạt cùng gia đình.
  • Hạn chế xem thiết bị điện tử cạnh con. Tương tác qua lại với con càng nhiều, con phát triển càng tốt. Màn hình tivi, điện thoại không được khuyến khích cho trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Hỏi bác sĩ khi nào là thích hợp để con tự đi vệ sinh. Phần lớn trẻ em chưa thể tự đi vệ sinh cho đến 2 hoặc 3 tuổi. Nếu con chưa sẵn sàng thì việc ép buộc sẽ khiến con mệt mỏi và khó đạt được kết quả tốt.
  • Ở tuổi này con hay ăn vạ nhất là khi đang mệt mỏi hay đói bụng. Số lần ăn vạ sẽ giảm dần và ngắn hơn khi con lớn lên. Ba mẹ có thể dỗ con bằng đồ chơi con yêu thích hay đôi khi cần làm gì cả. Để con có thời gian bình tĩnh lại.
  • Trò chuyện vừa tầm mắt, con sẽ biết được rằng ngoài lời nói, ba mẹ còn truyền đạt qua ánh mặt và biểu cảm khuôn mặt.
  • Dạy con tự nhận biết các bộ phận trên cơ thể như mắt, mũi, môi bằng cách chỉ vào và đọc to tên bộ phận đó trên khuôn mặt của ba mẹ và của con.
  • Luôn hồi đáp con bằng ngôn từ tích cực và yêu thương nhiều nhất có thể.
  • Mở rộng vốn từ của bé bằng cách thêm tính từ, động từ mỗi khi bé nói. Ví dụ: khi con nói “Con chó” thì ba mẹ nên bổ sung: “ Đúng rồi! Con chó nhỏ, con chó sủa gâu gâu”.
  • Chơi các trò chơi có tính qua lại như chuyền banh cho nhau, đẩy xe đồ chơi, đổ và xếp lại khối hình.
  • Đọc truyện tranh hay tạp chí sáng màu bằng từ ngữ đơn giản
  • Chơi trò chơi mà ba mẹ có thể chơi cùng con như thổi bong bóng xà phòng và nói “Bụp, bụp” mỗi khi con làm bể bóng.
  • Cho con không gian riêng mỗi khi con không vui nhưng vẫn phải ở trong tầm mắt của con để tạo cảm giác an toàn và giúp con dịu đi khi cần thiết.
  • Đưa cho con những đồ chơi mà có thể kéo hoặc đẩy một cách an toàn.

HÀNH ĐỘNG SỚM!

Dấu Hiệu Cờ Đỏ
Liên Hệ Với Bác Sĩ Tâm Lý Phát Triển Nhi:
  • Con không chỉ đồ vật cho người khác xem
  • Con không đi được
  • Con không biết đồ vật quen thuộc dùng để làm gì
  • Con không bắt chước người khác
  • Con không học được từ mới
  • Con không nhớ ít nhất 6 từ
  • Con không để ý hoặc quan tâm khi người chăm sóc bỏ đi hoặc trở lại
  • Con bỏ mất các kỹ năng đã có
Nếu anh chị có những băn khoăn về sự phát triển của con hoặc thấy con mất đi những kỹ năng đã từng đạt được, hãy liên hệ phòng khám Beautyful Hero để được Bác Sĩ Nhi tư vấn miễn phí. ZALO: 08 CALL HERO (08 2255 4376)

CẢM XÚC- XÃ HỘI

Khả năng bộc lộ cảm xúc và giao tiếp xã hội

Quan tâm ai đó khi họ bị đau, hoặc buồn khi ai đó khóc

Nhìn nét mặt ba mẹ để biết cách phản ứng trong một tình huống mới

Chỉ vào hình ảnh trong sách khi được hỏi. Ví dụ như “Con gấu đâu?”

Nói một câu với ít nhất hai từ, ví dụ như “uống sữa”.

Chỉ tay vào đúng ít nhất hai bộ phận cơ thể khi được yêu cầu

Ngoài vẫy tay, chỉ tay, con biết nhiều cử chỉ hơn. Ví dụ: mi gió hoặc gật đầu đồng ý

Một tay giữ đồ vật, tay còn lại thao tác. Ví dụ: một tay giữ cái hộp và tay kia mở nắp

Bắt đầu biết mở công tắc, xoay núm vặn hoặc ấn nút trên đồ chơi

Chơi kết hợp nhiều loại cùng lúc. Ví dụ: đặt thức ăn đồ chơi vào đĩa đồ chơi

Đá một trái banh

Bắt đầu biết chạy

Đi bộ (không phải leo) lên một vài bậc thang, có thể cần trợ giúp

Ăn bằng muỗng

Dù ít hay nhiều, hãy dành thời gian cho con mỗi ngày. Sau đây là một số hoạt động bạn có thể làm để giúp não bộ của con phát triển mạnh mẽ:

HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO TRẺ 2 TUỔI
  • Tập cho con phát âm hoàn chỉnh dù con chưa thành thạo. Ví dụ: khi con nói “vớ vớ” thì ba mẹ nên nói hoàn chỉnh “Đôi vớ! Con muốn mang đôi vớ”.
  • Luôn quan sát con cẩn thận trong giờ chơi. Con rất thích chơi với các bạn cùng lứa nhưng vẫn cần ba mẹ giúp con làm quen với việc chia sẻ đồ chơi, chờ đến lượt và nói chuyện.
  • Hãy để con giúp ba mẹ chuẩn bị bữa ăn như mang ly nhựa hay khăn lau,… Đừng quên cảm ơn con đã giúp đỡ.
  • Đá bóng qua lại với con. Khi đã thành thạo, động viên con chạy và đá.
  • Dạy con tìm cách làm cho đồ chơi hoạt động và giải quyết vấn đề; ví dụ như các loại đồ chơi có nút bấm.
  • Các loại quần áo như giày, mũ hay áo thun giúp con làm quen trò chơi đóng vai.
  • Hãy để con tự quyết định khẩu phần ăn của mình kể cả khi con ăn quá ít hay quá nhiều. Con đang tập đi nên không phải tất cả các bữa đều ăn giống nhau. Việc ba mẹ cần làm là chuẩn bị thực phẩm có lợi cho con và để con quyết định khẩu phần ăn của mình..
  • Tạo không gian ngủ êm ả và yên tĩnh cho con. Giúp con mặc đồ ngủ, đánh răng và đọc 1-2 cuốn sách trước khi đi ngủ. Trẻ em từ 1-2 tuổi cần 11 đến 14 tiếng mỗi ngày để ngủ (kể cả ngủ trưa). Giờ ngủ cố định sẽ giúp con dễ vào giấc hơn!
  • Tham khảo ý kiến Bác sĩ về thời điểm con thích hợp tự đi vệ sinh. Phần lớn trẻ em chưa thể tự đi vệ sinh cho đến 2 hoặc 3 tuổi. Nếu con chưa sẵn sàng thì việc ép buộc sẽ khiến con mệt mỏi và khó đạt được kết quả tốt.
  • Cảm ơn con mỗi khi con giúp ba mẹ làm việc gì đó đơn giản như dọn dẹp lại đồ chơi hay để quần áo dơ vào giỏ.
  • Chơi trò xích đu. Đếm “Một, hai, ba,…. Bay” 2 tay ba mẹ giữ chặt dưới tay con và đẩy con ra xa sau đó kéo về.
  • Cùng con vẽ tranh. Con có thể dùng bút chì màu hoặc thậm chí dùng ngón tay vẽ nguệch ngoạc để tạo nên những tác phẩm đơn giản. ba mẹ có thể treo trên tường hoặc tủ lạnh để con chiêm ngưỡng thành quả của mình.
  • Sử dụng những từ ngữ tích cực và dạy con những “hành vi đúng mực”. Ví dụ: “Con của mẹ tự cất đồ chơi này. Giỏi quá!”. Không nên khen ngợi con nếu đó là hành vi ba mẹ không muốn con tiếp tục làm.
  • Cho con chơi đồ chơi xúc cát hoặc xây lâu đài cát.
  • Cùng con giải những câu đố xếp hình đơn giản với các chủ đề như hình dạng, màu sắc đồ vật hay con vật. Ba mẹ nên đọc to ý nghĩa từng mảnh để con ghi nhớ
  • Phát huy tính tò mò của con và giúp đỡ con trong việc học hỏi và khám phá thế giới xung quanh. Ví dụ như dẫn con đi công viên, đi dạo hay ngồi trên xe bus.
  • Dạy con xác định và gọi tên các bộ phận trên cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử khi bên cạnh con. Tương tác qua lại với con càng nhiều, con phát triển càng tốt. Màn hình tivi, điện thoại không được khuyến khích cho trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Cùng con chơi trò xây tháp. Ba mẹ và con thay phiên xây tháp rồi phá đi.
  • Nhờ con giúp đóng, mở tủ quần áo hay thậm chí mở cửa nhà nếu ba mẹ có việc cần đi ra ngoài.

HÀNH ĐỘNG SỚM!

Dấu Hiệu Cờ Đỏ
Liên Hệ Với Bác Sĩ Tâm Lý Phát Triển Nhi:
  • Con không sử dụng các cụm từ gồm 2 từ (thí dụ “uống sữa”)
  • Con không biết làm gì với đồ vật thông thường, như bàn chải, điện thoại, cái nĩa, cái muỗng
  • Con không bắt chước hành động và lời nói
  • Con không theo lời chỉ dẫn đơn giản
  • Con không đi vững
  • Con bỏ mất các kỹ năng đã có
Nếu anh chị có những băn khoăn về sự phát triển của con hoặc thấy con mất đi những kỹ năng đã từng đạt được, hãy liên hệ phòng khám Beautyful Hero để được Bác Sĩ Nhi tư vấn miễn phí. ZALO: 08 CALL HERO (08 2255 4376)

CẢM XÚC- XÃ HỘI

Khả năng bộc lộ cảm xúc và giao tiếp xã hội

Chơi bên cạnh trẻ khác và thỉnh thoảng bắt đầu cùng chơi với bạn

Nói "Nhìn con nè!" để khoe rằng con có thể làm điều gì đó

Làm theo các yêu cầu đơn giản. Ví dụ như cất đồ chơi

Nói khoảng 50 từ

Nói câu có 2 từ trở lên, với một từ chỉ hành động. Ví dụ như “Bà ẵm”

Gọi tên những vật trong sách khi cha mẹ chỉ và hỏi "Cái gì đây"

Nói những từ như “con”, “của con”

Dùng đồ vật để chơi giả vờ. Ví dụ như cho búp bê ăn một khối gỗ giả vờ là thức ăn

Có thể giải quyết vấn đề đơn giản. Ví dụ như đứng trên một chiếc ghế thấp để với lấy một thứ gì đó

Nghe theo lời chỉ dẫn hai bước như “Đặt đồ chơi xuống và đóng cửa”.

Biết ít nhất một màu sắc. Ví dụ như chỉ đúng cây bút chì màu đỏ khi được hỏi “Cái nào màu đỏ”

Sử dụng tay để vặn đồ vật. Ví dụ như xoay tay nắm cửa hoặc vặn mở nắp

Bắt đầu tự cởi quần áo. Ví dụ như cởi một cái quần rộng hoặc áo khoác

Nhảy hai chân lên khỏi mặt đất

Khi cha mẹ đọc sách, con có thể lật từng trang

Dù ít hay nhiều, hãy dành thời gian cho con mỗi ngày. Sau đây là một số hoạt động bạn có thể làm để giúp não bộ của con phát triển mạnh mẽ:

HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO TRẺ 30 THÁNG
  • Quan tâm con thật nhiều và dành lời khen khi con làm theo hướng dẫn. Ví dụ: hãy “Mẹ rất thích con khi đưa đồ chơi cho bạn”. Đừng để tâm quá nhiều đến các việc làm chưa tốt mà trừng phạt con, thay vào đó là hãy khen con thật nhiều khi con hành động đúng.
  • Cho con tự do làm điều con thích và thử nhiều điều mới theo nhiều cách.
  • Cho con lựa chọn quần áo, món ăn xế và khẩu phần ăn. Việc ba mẹ cần làm là chuẩn bị thực phẩm có lợi cho con và để con tự quyết mình nên ăn bao nhiêu. Tuy nhiên, ba mẹ nên giới hạn từ hai đến ba món để con lựa chọn tốt hơn.
  • Để con tự do sáng tạo. Ví dụ: dùng phấn vẽ trên sàn thay vì chỉ dùng bút chì vẽ trên giấy, chơi với kem cạo râu trong khay, ba mẹ vẽ đường thẳng để con tập theo, tiếp đến là tập vẽ hình tròn khi con thành thạo
  • Đặt câu hỏi khi cùng con đọc sách và chỉ cho con biết cách lật trang sách. Ví dụ: một số câu đơn giản như “Đây là ai?”, “Cái này là cái gì?”, “Đây là đâu?”.
  • Giúp con chơi đùa với các bạn cùng lứa. Hướng dẫn con chia sẻ đồ chơi, thay phiên lượt chơi cho nhau và bắt chuyện với bạn. Đồng thời dành thời gian cho con chơi ngoài trời như công viên, để con tự do leo trèo và chạy nhảy.
  • Cho con tham gia các chương trình chuẩn bị vào mẫu giáo, hoặc để con có thời gian chơi đùa với bạn bè đồng trang lứa tại các nơi công cộng như công viên hay thư viện. Điều này sẽ giúp con hiểu được giá trị của việc chia sẻ và tình bạn.
  • Cùng ăn các món giống con. Quan tâm và nói chuyện cùng con khi dùng bữa, hạn chế dùng thiết bị điện tử (TV, máy tính bảng, điện thoại,..) trong giờ ăn.
  • Trẻ em học hỏi thông qua trò chuyện, chơi đùa và tương tác với mọi người xung quanh. Chỉ để con sử dụng thiết bị điện tử dưới 1 giờ/ 1 ngày và phải có sự giám sát của ba mẹ. 
  • Dạy con dùng từ mang tính đối lập như lớn/nhỏ, nhanh/chậm, tắt/mở, trong/ngoài.
  • Cùng con giải câu đố xếp hình đơn giản với các chủ đề như hình dạng, màu sắc, đồ vật và con vật. Ba mẹ nên đọc to tên từng loại để giúp con ghi nhớ.
  • Chơi trò “ Diễu hành” : ba mẹ nên làm người chỉ huy trước bằng cách hướng dẫn con đi đường thẳng, quẹo trái/phải, đi lùi và đi nhón chân. Thay phiên đến lượt con làm người chỉ huy.
  • Tham khảo ý kiến Bác sĩ về thời điểm con thích hợp tự đi vệ sinh. Phần lớn trẻ em chưa thể tự đi vệ sinh cho đến 2 hoặc 3 tuổi. Nếu con chưa sẵn sàng thì việc ép buộc sẽ khiến con mệt mỏi và khó đạt được kết quả tốt.
  • Chuẩn bị cho con một cái thùng lớn và để con tự do tô màu, vẽ và dán sticker lên nó. Đối với con, cái hộp đó có thể là xe hơi, xe buýt, tàu lửa hoặc thậm chí là ngôi nhà.
  • Chơi trò xích đu. Đếm “Một, hai, ba,…. Bay”. Ba mẹ giữ chặt hai tay dưới tay con và đẩy con ra xa, sau đó kéo về.
  • Khuyến khích trẻ dùng ngôn từ để diễn tả màu sắc, bộ phận trên cơ thể hoặc nội dung trong quyển sách.
  • Đá bóng qua lại với con, tiếp tục hướng dẫn con kết hợp việc chạy và đá bóng khi con đã biết đá thành thạo.
  • Thiết lập thói quen ăn ngủ đều đặn, cố định giờ ngủ và giữ không gian yên tĩnh để con có giấc ngủ ngon. Trong giai đoạn này, con cần ngủ từ 11-14 tiếng mỗi ngày (kể cả ngủ trưa). Giúp con mặc đồ ngủ, đánh răng và đọc một vài cuốn sách cho con nghe. 
  • Cùng con đi đến nhà sách gần nhà và đọc sách cho con sẽ giúp con yêu thích việc đọc sách và tự đọc khi lớn hơn. 
  • Chơi trò giả vờ. Cho phép con “giả vờ” nấu ăn trong nhà bếp với các thực phẩm có sẵn, không nên để các dụng cụ nguy hiểm như dao và kéo khi đang ở cạnh con.

HÀNH ĐỘNG SỚM!

Dấu Hiệu Cờ Đỏ
Liên Hệ Với Bác Sĩ Tâm Lý Phát Triển Nhi:
  • Con không sử dụng các cụm từ gồm 2 từ (thí dụ “uống sữa”)
  • Con không biết làm gì với đồ vật thông thường, như bàn chải, điện thoại, cái nĩa, cái muỗng
  • Con không bắt chước hành động và lời nói
  • Con không theo lời chỉ dẫn đơn giản
  • Con không đi vững
  • Con bỏ mất các kỹ năng đã có
Nếu anh chị có những băn khoăn về sự phát triển của con hoặc thấy con mất đi những kỹ năng đã từng đạt được, hãy liên hệ phòng khám Beautyful Hero để được Bác Sĩ Nhi tư vấn miễn phí. ZALO: 08 CALL HERO (08 2255 4376)

CẢM XÚC- XÃ HỘI

Khả năng bộc lộ cảm xúc và giao tiếp xã hội

Bình tĩnh lại trong vòng 10 phút sau khi ba mẹ rời đi. Ví dụ: khi gửi con ở nhà trẻ

Chú ý đến các bạn và tham gia chơi cùng nhau

Trò chuyện với ba mẹ ít nhất 2 lượt qua - lại

Hỏi những câu hỏi “ai”, “cái gì”, “ở đâu” hoặc “tại sao”. Ví dụ: “Mẹ /ba đâu rồi?”

Trả lời được nhân vật trong truyện đang làm gì. Ví dụ: “chạy”, “ăn” hoặc “chơi”

Biết nói tên của con khi được hỏi

Nói đủ ý để người lạ cũng có thể hiểu

Vẽ được một vòng tròn khi xem ba mẹ làm mẫu

Tránh chạm vào các vật nóng, như bếp lò, khi được cảnh báo

Xỏ đồ vật với nhau thành một chuỗi. Ví dụ: xỏ hạt lớn hoặc mì ống

Tự mặc một số quần áo, ví dụ: quần rộng hoặc áo khoác

Biết dùng nĩa

Dù ít hay nhiều, hãy dành thời gian cho con mỗi ngày. Sau đây là một số hoạt động bạn có thể làm để giúp não bộ của con phát triển mạnh mẽ:

HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO TRẺ 3 TUỔI
  • Động viên con tự giải quyết khó khăn. Hỗ trợ và đồng hành cùng con giải quyết vấn đề. Có thể đặt câu hỏi để giúp con hiểu vấn đề, động viên con suy nghĩ cách giải quyết, không được thì gợi ý con nghĩ thêm cách khác. Đừng lo nếu lần đầu thất bại và thử lại theo nhiều cách khác nhau.
  • Thảo luận về những cảm xúc mà con đang có. Giúp con vượt qua cảm giác khó chịu bằng cách hít thở sâu, ôm món đồ chơi yêu thích hoặc đi đến một nơi an toàn, yên tĩnh để bình tĩnh lại.
  • Đặt ra vài nguyên tắc đơn giản và rõ ràng để con có thể thực hiện được. Ví dụ như giữ gìn đồ chơi cẩn thận. Nếu con làm sai, hướng dẫn con hành vi đúng. Khích lệ và khen thưởng khi con làm đúng.
  • Khi đọc sách cùng con, ba mẹ hãy hỏi các câu hỏi gợi ý như “ Hình này đang nói về gì vậy con?” hay “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?”. Nếu con trả lời, bạn cứ hỏi con thêm nhiều điều nữa.
  • Tập đếm số như số bậc thang trong nhà, số bộ phận trên cơ thể hoặc bất cứ thứ gì con thấy và sử dụng hằng ngày. Trẻ em trong độ tuổi này thường bắt đầu tò mò về các con số và cách đếm.
  • Giúp con hoàn thiện phát âm và cách dùng từ bằng cách lặp lại những gì con nói một cách rõ ràng và hoàn thiện hơn. Ví dụ, khi con nói “Ă—n Cơ——m” thì lặp lại “Con muốn ăn cơm”.
  • Hãy cho con phụ giúp các công việc đơn giản như rửa trái cây và rau củ, sắp xếp muỗng ăn.
  • Yêu cầu con thực hiện từ 2-3 việc cùng lúc như nói “Đi vào phòng – lấy giày và áo khoác ra cho mẹ nha!”
  • Giới hạn thời gian nhìn vào màn hình điện tử (TV, máy tính bảng, điện thoại,…) không quá 1 giờ mỗi ngày với sự giám sát của ba mẹ. Không nên đặt bất kỳ màn hình điện tử nào trong phòng con. Giao tiếp, chơi đùa và tương tác với mọi người xung quanh càng nhiều, con phát triển ngày tốt.
  • Dạy con hát các bài hát đơn giản như “Đếm sao”, “Kìa chú là chú ếch con”,v.v…
  • Chuẩn bị hộp giấy với đầy đủ bút chì màu, hãy vẽ và trang trí sách với con.
  • Động viên con tự giới thiệu bản thân như nói tên và tuổi.
  • Khuyến khích con chơi đùa với các bạn khác, việc này sẽ giúp con hòa nhập và hiểu được giá trị của tình bạn.
  • Cho con tập chơi với đất sét, việc nhào nặn, đè ép, lăn tròn sẽ giúp con rèn luyện đôi bàn tay khéo léo và chuẩn bị cho các động tác tỉ mỉ như tập viết, cài nút áo,v.v…
  • Chuẩn bị sẵn các loại trái cây và để con tự quyết định ăn gì trong bữa xế. Ví dụ hỏi:”Con muốn ăn nho hay táo?”
  • Chơi trò chơi về sự đối lập như “Ngồi xuống – đứng lên”. Ba mẹ hãy nói “mẹ/con thì lùn” khi ngồi, nói “con/mẹ thì cao” khi đứng lên, hoặc làm động tác “nhanh/chậm”, phát ra âm thanh “to/nhỏ”
  • Chơi trò tìm hai hình giống nhau, hướng dẫn con tìm những đồ vật trong nhà hay trong quyển sách có nét giống nhau.
  • Dành thời gian cùng con chơi bên ngoài như ở công viên hay phố đi bộ. Cho phép con tự quyết định trò chơi và cách chơi. Chơi cùng con và làm theo yêu cầu của con.
  • Giúp con chuẩn bị tinh thần khi làm quen môi trường mới và gặp gỡ người lạ. Ví dụ như đọc sách hay chơi trò “ Giả vờ “ đến chỗ lạ và tập dợt những cách giúp con thoải mái hơn.

HÀNH ĐỘNG SỚM!

Dấu Hiệu Cờ Đỏ
Liên Hệ Với Bác Sĩ Tâm Lý Phát Triển Nhi:
  • Con hay ngã và lên xuống cầu thang khó khăn
  • Con nói lung tung hoặc có lời nói rất không rõ ràng
  • Con không thể chơi các đồ chơi đơn giản (như ghim nút vào bảng, xếp hình đơn giản, quay tay cầm)
  • Con không nói đủ câu
  • Con không hiểu lời chỉ dẫn đơn giản
  • Con không chơi giả vờ hoặc trò chơi đóng vai
  • Con không muốn chơi với các đứa trẻ khác hoặc với các đồ chơi
  • Con không giao tiếp bằng mắt
  • Con bỏ mất các kỹ năng đã có
Nếu anh chị có những băn khoăn về sự phát triển của con hoặc thấy con mất đi những kỹ năng đã từng đạt được, hãy liên hệ phòng khám Beautyful Hero để được Bác Sĩ Nhi tư vấn miễn phí. ZALO: 08 CALL HERO (08 2255 4376)

CẢM XÚC- XÃ HỘI

Khả năng bộc lộ cảm xúc và giao tiếp xã hội

Chơi trò đóng vai. Ví dụ: đóng giả làm giáo viên, siêu anh hùng, con vật,…

Xin phép ba mẹ cho chơi với bạn khi đang không có ai chơi cùng. Ví dụ: "Ba mẹ ơi, con có thể chơi với Bi không?"

An ủi khi thấy ai đó đau hay buồn. Ví dụ: ôm một người bạn đang khóc

Tránh xa nguy hiểm. Ví dụ: không nhảy từ trên cao xuống

Thích làm "người giúp đỡ"

Thay đổi cách cư xử cho phù hợp với địa điểm. Ví dụ: nhà sách, sân chơi, trường học,…

Nói câu có bốn từ trở lên

Nói một số từ trong một bài hát, câu chuyện, bài thơ hay ca dao

Nói về ít nhất một điều đã xảy ra trong ngày của con. Ví dụ: “Con đã chơi đá bóng”.

Trả lời những câu hỏi đơn giản như "Áo khoác dùng để làm gì?" hoặc "Bút sáp màu dùng để làm gì?"

Gọi tên một số màu sắc của các đồ vật

Kể những gì xảy ra tiếp theo trong một câu chuyện quen thuộc

Vẽ hình người có ba bộ phận cơ thể trở lên

Bắt được một trái banh lớn

Tự múc thức ăn vào chén hoặc rót nước với sự quan sát của người lớn

Biết mở vài loại nút áo, quần

Cầm bút chì hoặc bút màu giữa ngón cái và các ngón khác (không phải cả bàn tay)

Dù ít hay nhiều, hãy dành thời gian cho con mỗi ngày. Sau đây là một số hoạt động bạn có thể làm để giúp não bộ của con phát triển mạnh mẽ:

HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO TRẺ 4 TUỔI
  • Giúp con chuẩn bị tinh thần để làm quen môi trường mới và gặp gỡ người lạ. Ví dụ: đọc sách hay chơi trò “ Giả vờ “ đến chỗ lạ và tập dợt những cách giúp con thoải mái hơn.
  • Khi đọc sách với con, hãy hỏi con về nội dung trong sách và khuyến khích con nói ra suy nghĩ về những điều xảy ra tiếp theo.
  • Dạy con từ vựng về màu sắc, hình dạng và kích cỡ thông qua những đồ vật mà con nhìn thấy hằng ngày
  • Hướng dẫn con dùng lời nói để xin phép sử dụng đồ vật hay giải quyết vấn đề. Ví dụ: dạy con nói “Bạn ơi, cho chơi thử được không?” thay vì giành giật với các bạn.
  • Dạy con thấu hiểu cảm xúc của người khác và chia sẻ với mọi người. Ví dụ: khi ba mẹ thấy bạn của con đang buồn, ba mẹ hãy nói:”Con ơi hình như bạn đang buồn. Con mang gấu bông đến chơi với bạn và giúp bạn hết buồn nha!”
  • Sử dụng từ ngữ tích cực và dạy con về các hành vi nên làm. Ví dụ: “Con của mẹ tự cất đồ chơi này. Giỏi quá!”
  • Không nên khen ngợi con nếu đó là hành vi ba mẹ không muốn con tiếp tục làm, hãy giải thích lý do và cho con lựa chọn các hành vi thay thế. Ví dụ: “ Con không thể nhảy trên giường như vậy. Nào, ra ngoài chơi với mẹ hay là bật nhạc lên và nhảy chung với mẹ nhé?”.
  • Cho con tham gia các chương trình chuẩn bị vào mẫu giáo, hoặc để con có thời gian chơi đùa với bạn bè đồng trang lứa tại các nơi công cộng như nhà sách/ công viên hoặc khu vui chơi. Điều này sẽ giúp con hiểu được giá trị của việc chia sẻ và tình bạn.
  • Hãy ăn cùng với con. Cho con thấy ba mẹ ăn các thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau củ, hạt ngũ cốc và  uống nước, sữa một cách thật ngon lành.
  • Xây dựng không gian ngủ yên tĩnh cho con. Tránh đặt trong phòng con và sử dụng màn hình điện tử (TV, máy tính bảng, điện thoại,..) từ 1-2 giờ trước khi đi ngủ. Trẻ em trong độ tuổi này cần 10-13 tiếng/ 1 ngày để ngủ (kể cả ngủ trưa). Giờ ngủ cố định sẽ giúp con dễ vào giấc hơn!
  • Cùng chơi với con các trò kích thích trí tưởng tượng. Ví dụ: cho con mặc quần áo hóa trang, dùng nồi – chảo để nấu ăn, chơi lego, giả vờ ăn đồ ăn con nấu.
  • Trả lời những câu hỏi “Vì sao” của con. Mạnh dạn nói “Ba mẹ không biết” hoặc có thể tham khảo ý kiến từ sách vở, Internet và phụ huynh khác.
  • Cho con tập đếm một số đồ vật như trái cây, ngón tay và đồ chơi.
  • Cho con lựa chọn món ăn xế và quần áo mà con muốn. Tuy nhiên, ba mẹ nên giới hạn từ hai đến ba món để con lựa chọn tốt hơn.
  • Dạy con các kỹ năng cần thiết để chơi với bạn tốt hơn. Ví dụ: diễn đạt bằng lời nói, chia sẻ đồ chơi, chờ đến lượt.
  • Dạy con một số trò chơi ngoài trời. Ví dụ: trốn tìm, mèo đuổi chuột,…
  • Giúp con hoàn thiện câu chữ hoàn chỉnh, việc này rất có lợi cho việc phát triển kỹ năng nói – đọc – viết sau này.
  • Giúp con hình thành một số thói quen đơn giản để rèn luyện tính tự lập. Ví dụ: cho thú nuôi ăn, dọn bàn ghế sau khi ăn,…
  • Chơi trò chơi rèn luyện tính kiềm chế. Ví dụ: trò “ Đèn xanh – Đèn đỏ “ hay trò “ Một – hai – ba”,…
  • Nghe bài hát yêu thích và nhảy múa cùng với con. Thay phiên bắt chước động tác của nhau.
  • Cho con thời gian tự giải quyết bất đồng với bạn bè để chọn xem ai được làm siêu nhân,… nhưng vẫn cần có sự quan sát của ba mẹ. Khi con chưa thể đưa ra lựa chọn phù hợp, ba mẹ hãy gợi ý bằng câu hỏi để giúp con tìm ra phương án hợp lý nhất.
  • Hãy trấn an và an ủi con khi con sợ hãi. Dạy con cách vượt qua nỗi sợ như ôm con thú nhồi bông yêu thích,… Ví dụ “Mẹ biết con sợ ma nhưng chúng không có thật và sẽ không làm đau con”
  • Chơi trò chơi như “ kéo – búa – bao” hay tìm hình giống nhau.
  • Sắp xếp thời gian cùng con vận động và cho con lựa chọn trò chơi. Ví dụ: đi chơi công viên, đi dạo ngoài phố hoặc nhảy múa trong nhà.
  • Khi con làm tổn thương ai đó, ba mẹ hãy nói với con điều đó để giúp con nhận ra. Động viên con nói “Con xin lỗi!” và an ủi họ.
  • Cùng con đi đến thư viện và giúp con lựa chọn quyển sách phù hợp. 

HÀNH ĐỘNG SỚM!

Dấu Hiệu Cờ Đỏ
Liên Hệ Với Bác Sĩ Tâm Lý Phát Triển Nhi:
  • Con không nhảy được tại chỗ
  • Con gặp khó khăn khi viết nguệch ngoạc
  • Con tỏ ra không quan tâm các trò chơi tương tác hoặc giả vờ
  • Con làm ra vẻ không biết đến các đứa trẻ khác và không hưởng ứng với người ở ngoài gia đình
  • Con từ chối mặc quần áo, ngủ, và sử dụng nhà vệ sinh
  • Con không thể kể lại một câu chuyện ưa thích
  • Con không làm theo được yêu cầu 3 bước
  • Con không hiểu được “giống nhau” và “khác biệt”
  • Con không sử dụng đúng “tôi/con” và “bạn/ba/mẹ”
  • Con nói không rõ ràng
  • Con bỏ mất các kỹ năng đã có
Nếu anh chị có những băn khoăn về sự phát triển của con hoặc thấy con mất đi những kỹ năng đã từng đạt được, hãy liên hệ phòng khám Beautyful Hero để được Bác Sĩ Nhi tư vấn miễn phí. ZALO: 08 CALL HERO (08 2255 4376)

CẢM XÚC- XÃ HỘI

Khả năng bộc lộ cảm xúc và giao tiếp xã hội

Chơi với các trẻ khác các trò chơi theo luật và chờ đến lượt

Hát, nhảy múa hoặc đóng kịch cho ba mẹ xem

Làm những công việc đơn giản ở nhà, ví dụ như mang vớ hoặc dọn bàn sau khi ăn xong

Kể một câu chuyện mà con đã nghe hoặc tự sáng tác với ít nhất hai tình tiết. Ví dụ, một con mèo bị mắc kẹt trên cây và chú lính cứu hỏa đã cứu nó

Trả lời những câu hỏi đơn giản về một cuốn sách hoặc câu chuyện sau khi nghe người lớn đọc/ kể

Kéo dài cuộc hội thoại, từ ba lượt qua - lại trở lên

Nhận biết và sử dụng các từ cùng vần điệu (Con thỏ ăn củ cải đỏ)

Có thể đếm đến 10

Đọc được các số từ 1 đến 5

Biết dùng các từ chỉ thời gian, như “hôm qua”, “ngày mai”, “sáng” hoặc “tối”

Tập trung chú ý trong khoảng 5 đến 10 phút cho mỗi hoạt động. Ví dụ: đọc truyện, vẽ, tô màu, hoặc làm đồ thủ công (thời gian xem màn hình tivi, ipad không được tính)

Viết một số chữ cái trong tên của bé

Đọc được một số chữ cái

Gài một vài loại nút áo, quần

Đứng trên một chân

Dù ít hay nhiều, hãy dành thời gian cho con mỗi ngày. Sau đây là một số hoạt động bạn có thể làm để giúp não bộ của con phát triển mạnh mẽ:

HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO TRẺ 5 TUỔI
  • Trong độ tuổi này, con sẽ thường “cãi lại” để chứng tỏ bản thân và muốn tự làm mọi thứ. Hạn chế chú ý vào lời nói tiêu cực của con. Đề xuất cho con những hoạt động có thể tự làm theo ý con. Khen ngợi khi có những hành vi phù hợp như “Hôm nay con đi ngủ đúng giờ! Giỏi quá!”
  • Giúp con mở rộng vốn từ thông qua việc hỏi thêm về những điều con đang làm. Ví dụ: “Vì sao con làm vậy?” hoặc “ Con làm như thế nào thế?”.
  • Cho con chơi lego, xây khối, ghép hình để khuyến khích sự lắp ráp.
  • Dạy con từ vựng về thời gian. Ví dụ: hát bài hát về 7 ngày trong tuần và để con biết hôm nay là thứ mấy? Thường xuyên dùng từ ngữ chỉ thời gian như hôm qua, hôm nay và ngày mai.
  • Tập cho con tự làm một số công việc đơn giản cho dù con làm chưa tốt. Ví dụ: tự gấp chăn, mặc áo hay rót nước vào cốc. Khen con mỗi khi hoàn thành và hạn chế “điều chỉnh” bé khi không thật sự cần thiết.
  • Gọi tên cảm xúc mà con và ba mẹ đang cảm thấy. Đọc sách và nói về những cảm xúc mà nhân vật đang cảm thấy, vì sao họ có các cảm xúc đó.
  • Chơi các trò chơi sáng tác giai điệu như “Meo, Meo, Meo” – Tiếng này con gì, hay “Gâu Gâu Gau” – Con gì kêu thế?
  • Chơi các trò chơi có luật đơn giản như cờ cá ngựa, domino, hay uno…
  • Cho con có không gian riêng mỗi khi con không vui, nhưng hãy ở trong tầm mắt của con để tạo cảm giác an toàn và giúp con xoa dịu khi cần thiết.
  • Hạn chế thời gian xem màn hình điện tử (TV, máy tính bảng, điện thoại) của con không quá một giờ mỗi ngày. Lên kế hoạch để cả nhà xem TV cùng nhau.
  • Sắp xếp thời gian cả nhà ăn cơm cùng nhau và ăn các món giống nhau. Không nên sử dụng thiết bị điện tử trong giờ ăn. Hãy để con phụ giúp chuẩn bị đồ ăn như rửa trái cây, dọn chén dĩa.
  • Khuyến khích con đọc tạp chí hay sách tranh sáng màu và kể lại nội dung của chúng.
  • Chơi các trò chơi giúp phát triển khả năng tập trung và trí nhớ như trò thẻ bài, trò do thám, “Một hai ba”,…
  • Cho con tham gia các chương trình chuẩn bị vào mẫu giáo, hoặc để con có thời gian chơi đùa với bạn bè đồng trang lứa tại các nơi công cộng như nhà sách/ công viên hoặc khu vui chơi. Điều này sẽ giúp con hiểu được giá trị của việc chia sẻ và tình bạn.
  • Dạy con biết được Ai, hoàn cảnh nào có quyền và không có quyền chạm vào cơ thể con. Ví dụ: con có thể chạm vào người khác khi họ đồng ý hoặc khi BÁC SĨ khám bệnh nhằm giúp cho con khoẻ mạnh hơn. Ngược lại, người lạ có thể làm hại, khiến con hoảng sợ, lo lắng, khó chịu và thậm chí làm tổn hại thân thể của con. Giúp con biết được khi nào nên nói “Không” và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn xung quanh.
  • Dạy con tìm kiếm “Người giúp đỡ “ nếu không may bị lạc hay cần giúp đỡ như phụ huynh của các bạn, người lớn có mặc đồng phục cảnh sát hay đeo thẻ nhân viên. Ngoài ra con cũng cần phải học họ và tên của bản thân và của ba mẹ.
  • Khuyến khích con chơi “đóng vai” và giúp con tìm kiếm đạo cụ để hoá trang, xây nhà,…
  • Chuẩn bị hộp với đầy đủ giấy vẽ, bút chì màu và sách tô màu. Hãy cùng vẽ và trang trí sách với con.
  • Dẫn con đến khu vui chơi. Dạy con cách nhảy xa và cách chơi trên khung leo trèo một cách an toàn.
  • Xây dựng không gian ngủ yên tĩnh cho con.Tránh đặt trong phòng con và sử dụng màn hình điện tử (TV, máy tính bảng, điện thoại,..) từ 1 đến 2 giờ trước khi đi ngủ. Trẻ em trong độ tuổi này cần 10 đến 13 tiếng mỗi ngày để ngủ (kể cả ngủ trưa). Giờ ngủ cố định sẽ giúp con dễ vào giấc hơn!
  • Khi đọc sách với con, hãy hỏi về nội dung trang sách và khuyến khích con đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
  • Tìm hiểu xem con thích gì. Ví dụ: nếu con yêu những con vật, dẫn con đến thư viện đọc sách về muôn loài, hay thảo cầm viên ngắm động vật.
  • Sắp xếp thời gian cùng con vận động và tự  quyết định nên chơi gì như đi chơi công viên, đi dạo ngoài phố hoặc nhảy múa trong nhà.
  • Khi con “cãi lại” hay tệ hơn “chửi thề”, không được lớn tiếng la mắng mà hãy cho con thời gian bình tĩnh lại. Ngoài ra, hãy khen con mỗi khi biết xin phép và nhẹ nhàng nói “Không” nếu cần thiết.
  • Giúp con chuẩn bị tinh thần khi làm quen môi trường mới và gặp gỡ người lạ. Ví dụ: đọc sách hay chơi trò “ Giả vờ “ về địa điểm mới như trường mẫu giáo chằng hạn.  

HÀNH ĐỘNG SỚM!

Dấu Hiệu Cờ Đỏ
Liên Hệ Với Bác Sĩ Tâm Lý Phát Triển Nhi:
  • Con không thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc
  • Con có hành vi quá khích (cực kỳ sợ hãi, hung hăng, nhút nhát hoặc buồn bã)
  • Con thu mình khác thường và không hoạt động
  • Con dễ bị sao lãng, gặp khó khăn khi tập trung vào một hoạt động lâu hơn 5 phút
  • Con không phản ứng với mọi người, hoặc chỉ phản ứng hời hợt
  • Con không phân biệt được cái gì thật và cái gì giả vờ
  • Con không chơi nhiều trò chơi và hoạt động
  • Con không nói được tên và họ
  • Con không sử dụng chính xác số nhiều và thời quá khứ
  • Con không kể lại những điều đã trải nghiệm và hoạt động hằng ngày
  • Con không vẽ hình
  • Con không thể chải răng, rửa và lau khô tay, hoặc cởi quần áo mà không có người giúp
  • Con bỏ mất các kỹ năng đã có
Nếu anh chị có những băn khoăn về sự phát triển của con hoặc thấy con mất đi những kỹ năng đã từng đạt được, hãy liên hệ phòng khám Beautyful Hero để được Bác Sĩ Nhi tư vấn miễn phí. ZALO: 08 CALL HERO (08 2255 4376)

* Thông Tin Cột Mốc Phát Triển được trích lục từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, “Tìm hiểu các dấu hiệu. Hành động sớm.”
(Nguồn: www.cdc.gov/ActEarly; truy cập 5/2018)