Blog

Birth-to-five
CÓ NHƯ LỜI ĐỒN?
- February 17, 2021

Rất nhiều phụ huynh hỏi tôi nếu hai vợ chồng nói hai ngôn ngữ khác nhau, hoặc gia đình và trường học sử dụng hai ngôn ngữ khác nhau, họ có nên chọn một ngôn ngữ để nói với trẻ tự kỷ không? Các phụ huynh lo lắng rằng con sẽ bị khó hiểu khi phải tiếp xúc với hai ngôn ngữ cùng một lúc. Vì con đã có những hạn chế trong giao tiếp, nếu cho con tiếp xúc với hai ngôn ngữ sẽ làm con bị rối.

LỜI ĐỒN ẤY CÓ ĐÚNG KHÔNG?

Câu trả lời là KHÔNG.

Các nghiên cứu về trẻ tự kỷ trong các gia đình song ngữ cho thấy rằng việc cho trẻ tự kỷ tiếp xúc với hai ngôn ngữ không phải là lý do làm cho bé bị chậm nói hơn khi các em chỉ tiếp xúc với một ngôn ngữ.

Nhiều chuyên gia y tế và giáo dục khuyên các gia đình đa văn hóa chỉ nên cho trẻ tự kỷ tiếp xúc với một ngôn ngữ để tránh làm cho các em khó hiểu. Tuy nhiên, nghiên cứu của Beauchamp và MacLeod năm 2017 chỉ ra rằng các khuyến nghị này là “sai lầm”, nhất là khi cha mẹ dùng ngôn ngữ mà mình không thành thạo, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến mối tương giao của đôi bên.

Vậy tóm lại nếu bạn phải chọn một trong hai, bạn sẽ nói ngôn ngữ nào với con?

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU.

Ngôn ngữ tình yêu là ngôn ngữ mà bạn thể hiện được nhiều cảm xúc và cảm thấy thoải mái nhất (có thể là tiếng Anh, tiếng Việt, hay bất cứ một tiếng nào khác). Đối với trẻ tự kỷ, các biểu cảm bộc lộ trên khuôn mặt trong lúc tương tác chính là chìa khóa giúp để trẻ kết nối và phát triển về ngôn ngữ, tình cảm và tương giao.

Chúc bạn tự tin sử dụng ngôn ngữ tình yêu với trẻ mỗi ngày!

Thân mến,
Mimi Thương

Tham khảo

Bilingualism in Children with Autism Spectrum Disorder: Making Evidence Based Recommendations By Beauchamp, Myriam L. H.; MacLeod, Andrea A. N.